lắng nghe nhịp sống lắng nghe nhịp sống
Image

Phân tích kĩ thuật trong đầu tư chứng khoán(phần 1)

myspace layouts

về trang chủ


Phân tích kĩ thuật ứng dụng trong đầu tư chứng khoán (Phần 1)

SANOTC - Trong vài năm trở lại đây, thị trường chứng khoán Việt Nam đã có những bước phát triển mạnh cả quy mô và chất lượng và đã thu hút sự quan tâm rất lớn của mọi đối tượng trong xã hội. Cùng với sự quan tâm đó, các nhà đầu tư tham gia thị trường chứng khoán cũng bắt đầu chú ý đến những kĩ thuật ứng dụng trong phân tích và đánh giá để đưa ra quyết định đầu tư phù hợp. Trong đó hai hệ thống phương pháp phân tích được nói đến nhiều nhất là phân tích cơ bản và phân tích kĩ thuật.

Trong khi phân tích cơ bản hướng đến việc tìm hiểu giá trị nội tại của chứng khoán, thì phân tích kĩ thuật hướng đến việc nghiên cứu sự biến động giá của cổ phiếu trên thị trường chủ yếu thông qua các đồ thị nhằm sự đoán xu hướng giá trong tương lai. Trên thị trường chứng khoán Việt Nam người hiểu biết và sử dụng phân tích kĩ thuật còn hạn chế, hơn thế nữa khả năng ứng dụng và tính chính xác của nó trong thị trường chứng khoán Việt Nam còn là một vấn đề đáng bàn. Để các nhà đầu tư là độc giả của trang web www.sanotc.com có thêm kiến thức nhất định về phân tích kĩ thuật qua đó tăng hiệu quả đầu tư chứng khoán của mình, trang web www.sanotc.com sẽ cung cấp loạt bài nghiên cứu về phân tích kĩ thuật ứng dụng trong đầu tư chứng khoán. Trong phạm vi của các bài viết này tác giả không có tham vọng trình bày hết các vấn đề về phân tích kĩ thuật mà chỉ muốn chia sẻ với độc giả những hiểu biết và kinh nghiệm của mình về ứng dụng phân tích kĩ thuật trong đầu tư chứng khoán. Hy vọng loạt bài viết này có thể giúp các nhà đầu tư hiểu biết sâu hơn kiến thức về phân tích kĩ thuật và nhận được góp ý của nhà đầu tư là độc giả của trang web www.sanotc.com

Phần 1. Các giả định cơ bản của phân tích kĩ thuật.

Phân tích kỹ thuật là sự nghiên cứu biến động của thị trường, chủ yếu thông qua việc sử dụng các đồ thị nhằm mục đích dự đoán các xu hướng biến động của giá trong tương lai.

Có 3 giả định làm cơ sở cho việc tiếp cận Phân tích kỹ thuật mà các nhà đầu tư khi ứng dụng kĩ thuật này cần phải nắm rõ.

• Biến động thị trường phản ánh tất cả (market discount everything)

• Giá cả luôn dịch chuyển theo xu hướng (price moving in trend)

• Lịch sử sẽ tự lặp lại (history repeat itself)

Đây là những giả định cơ bản làm nền tảng cho phân tích kĩ thuật mà các nhà đầu tư nên thuộc lòng trước khi ứng dụng phân tích kĩ thuật vào trong các hoạt động đầu tư của mình. Nếu quên các giả định này, các nhà đầu tư có thể bị rối bởi lẽ đôi khi các chỉ báo (indicator) đưa ra các tín hiệu trái ngược nhau.

Biến động thị trường phản ánh tất cả.

Giả định này được coi là nền tảng của Phân tích kỹ thuật. Mọi lý thuyết, phân tích khác muốn được chấp nhận thì trước tiên phải hiểu và chấp nhận giả định này. Các nhà Phân tích kỹ thuật cho rằng bất cứ yếu tố nào có khả năng ảnh hưởng đến giá chứng khoán như kinh tế vĩ mô, tâm lý nhà đầu tư, chính trị hay các yếu tố tài chính, triển vọng của doanh nghiệp... đều được phản ánh rõ trong giá thị trường. Do đó nếu bạn ứng dụng phân tích kĩ thuật trong đầu tư thì có lẽ điều quan tâm duy nhất của bạn là nghiên cứu biến động của giá chứng khoán trên thị trường và đó cũng là tất cả những gì bạn cần để đầu tư thành công.

Giả định này được xây dựng dựa trên cơ sở nhận thức chung về việc giá phản ánh những biến động trong cung, cầu chứng khoán trên thị trường. Điều này bắt nguồn từ một quy luật kinh tế hết sức cơ bản là quy luật cung cầu. Quy luật nay chỉ ra rằng khi giá tăng dù vì bất kì lý do gì thì lúc đó cầu phải vượt cung và ngược lại khi giá giảm dù vì bất kì lý do gì thì lúc đó cung phải vượt cầu. Chúng ta cũng đều biết và đồng ý rằng động lực chính của cung và cầu là những yếu tố kinh tế căn bản, các giá trị nội tại của chứng khoán hình thành lên thị trường tăng giá hoặc giảm giá, còn đồ thị thì không tự nó làm cho thị trường dịch chuyển lên hay xuống. Đồ thị chỉ có thể phản ánh tình hình thị trường mà thôi. Do đó khi áp dụng phân tích kĩ thuật các nhà đầu tư nên nhớ một điều thị trường luôn luôn đúng bởi lẽ nó phản ánh quan hệ cung cầu trong một thời điểm. Bạn không nên thắc mắc vì sao giá một cổ phiếu lại tăng quá cao hay giảm quá thấp, vì sao công ty vẫn đang làm ăn tốt mà cổ phiếu lại xuống giá hay công ty đang thua lỗ mà cổ phiếu lại tăng giá. Điều duy nhất bạn cần qua tâm chính là biến động giá. Chính vì lẽ đó một nguyên tắc khi giao dịch theo trường phái phân tích kĩ thuật là bạn phải tìm cách đoán biết và hành động theo xu hướng của thị trường chứ không phải là chống lại nó.

Giá vận động theo xu hướng

Trong phân tích kỹ thuật việc nắm vững khái niệm về xu hướng là vô cùng quan trọng trong, các nhà đầu tư cần hiểu kĩ về giả định này trước khi muốn tìm hiểu sâu thêm về các ứng dụng khác trong phân tích kĩ thuật. Mục đích của việc xác lập đồ thị, xem xét các chỉ báo (indicator) mô tả những biến động giá trên thị trường là nhằm xác định được sớm những xu hướng giá, từ đó sẽ tham gia giao dịch trên cơ sở những xu hướng này. Trên thực tế những kĩ thuật ở đây đều mang tính lặp lại những xu hướng giá có từ trước tức là mục đích của Phân tích kỹ thuật là nhằm xác định sự lặp lại của những dạng biến động của giá đã xuất hiện trong quá khứ để có thể tận dụng kinh nghiệm và đưa ra những quyết định phù hợp.

Từ giả định này chúng ta còn có một hệ quả là “một xu hướng giá đang vận động sẽ tiếp tục theo xu hướng của nó và ít khi có đảo chiều”. Hệ quả này rút ra từ định luật 1 về sự vận động của Newton, do đó nó cách phát biểu khác như sau: "một xu hướng đang vận động sẽ tiếp tục theo xu hướng của nó cho đến khi nó đảo chiều”. Nhìn chung tất cả những nghiên cứu nhằm tiếp cận theo các xu hướng

Khi tham gia đầu tư trên thị trường chứng khoán có hai câu nói mà nhà đầu tư hay gặp đó là “cổ phiếu này đã giảm quá nhiều rồi , giá này là đáy rồi” hoặc câu “cổ phiếu này đã tăng quá nhiều rồi, giá này là đỉnh rồi”. Tác giả không bình luận về mức độ đúng sai của các câu nói này, tuy nhiên khi áp dụng phân tích kĩ thuật trong đầu tư các nhà đầu tư phải nhớ rằng giá cổ phiếu luôn vận động theo một xu hướng và sẽ tiếp tục vận động theo xu hướng đó cho đến khi có tín hiệu đảo chiều. Sẽ không có mức giá nào là quá thấp hoặc quá cao cho một cổ phiếu nếu như xu hướng giảm hoặc tăng của nó vẫn tiếp diễn. Thực tế khi áp dụng giả định này trong đầu tư các nhà đầu tư sẽ phải hiểu rằng không nên kì vọng bán hoặc mua được giá tốt nhất (bán ở giá đỉnh và mua ở giá đáy của một chứng khoán) mà các nhà đầu tư chỉ nên tham gia thị trường khi đã nhận rõ xu hướng của chứng khoán điều này tránh cho nhà đầu tư nhiều rủi ro và đem lại cơ may thắng lợi trong dài hạn.

Trong vấn đề này có 3 câu thần chú mà các nhà đầu tư phải ghi nhớ đó là:

• Một ngày không tạo nên xu hướng (one day does not make trend). Điều này có nghĩa là một xu hướng không thể được hình thành trong một ngày mà nó là sự biến động giá của chứng khoán trong một khoảng thời gian nhất định.

• Không bao giờ được chống lại xu hướng (Don’t fight the trend). Khi đã xác định được xu hướng biến động giá của chứng khoán, các nhà đầu tư nên nhất quán hành động dựa trên xu hướng này. Điều này có nghĩa là các nhà đầu tư nên bán ra nếu chứng khoán đang trong xu hướng giảm giá và nên mua vào nếu cổ phiếu có xu hướng tăng giá.

• Xu hướng là bạn của bạn (The trend is your friend). Câu nói này khẳng định thêm một lần nữa về kỉ luật trong giao dịch chứng khoán là phải luôn hành động theo xu hướng và chỉ theo xu hướng mà thôi.

Lịch sử sẽ tự lặp lại

Phần lớn nội dung của phân tích kỹ thuật hay việc nghiên cứu biến động thị trường đều phải dựa vào việc đoán định và nghiên cứu tâm lý con người từ đó suy ra các hành động và quyết định đầu tư của công chúng qua đó đưa ra các quyết định đầu tư đúng đắn. Chẳng hạn như những mô hình giá, những chỉ báo đã được xác định và chứng minh từ nhiều năm nay, chúng giống như những bức tranh về đồ thị biến động giá. Những bức tranh này chỉ ra tâm lý của công chúng đầu tư trên thị trường khi gặp một hoàn cảnh nhất định và tâm lý này sẽ mãi lặp lại trong hiện tại và tương lai. Việc áp dụng những mô hình này đã phát huy hiệu quả trong quá khứ và được giả định rằng sẽ vẫn tiếp tục có hiệu quả trong tương lai bởi chúng dựa trên phân tích nghiên cứu tâm lý con người mà tâm lý con người thì thường không thay đổi. Như thế giả định này có thể được phát biểu là : “Chìa khóa để nắm bắt tương lai nằm trong việc nghiên cứu quá khứ” hay “tương lai chỉ là sự lặp lại của quá khứ”.

Tuy nhiên khi áp dụng nguyên tắc này các nhà đầu tư không nên áp dụng một cách máy móc mà nên linh hoạt. Đành rằng lịch sử sẽ lặp lại nhưng không bao giờ điều sẽ xảy ra có thể là giống hệt điều đã xảy ra trong quá khứ. Khi sử dụng nguyên tắc này bạn nên hiểu là nó chỉ mang tính định tính chứ không phải là định lượng.

Nguồn : Hoàng Công Tuấn - http://www.sanotc.com

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Cám ơn bạn đã ghé coletuan.blogspot.com
- Bạn có ý kiến,góp ý hay bình luận gì vui lòng điền vào khung dưới đây và bấm vào "Đăng nhận xét", không cần đăng ký tài khoản vẫn có thể nhận xét được ( ở ô "Nhận xét với tư cách" bên dưới bạn chọn là "Ẩn danh" )
- Bạn có thể dùng các ký hiệu vui của yahoo để hiển thị biểu tượng cảm xúc trong nhận xét bằng cách gõ các ký hiệu :)) ;)) :(( .v.v.......

Nhận tin qua email của bạn

Nhập địa chỉ email của bạn:

 Subscribe in a reader