lắng nghe nhịp sống lắng nghe nhịp sống
Image

Chiến tranh Liên Xô-Phần Lan năm 1940


Chiến tranh Liên Xô - Phần Lan, hay Cuộc chiến mùa Đông, là cuộc chiến giữa Liên Xô và Phần Lan trong bối cảnh thời kỳ đầu của Đệ Nhị Thế Chiến, khi quân đội Đức đã tràn vào Áo, Tiệp Khắc, Ba Lan. Liên Xô cũng đã kéo quân tràn vào cưỡng chiếm phía Đông của Ba Lan, các quốc gia vùng Baltic: Estonia, Latvia và Litva sáp nhập vĩnh viễn vào Liên Xô để đảm bảo chặn đứng các lối vào Liên Xô từ phía Tây, chỉ còn con đường cuối cùng mà họ cần phải kiểm soát, đó là Phần Lan.

Từ thập niên 1930, Phần Lan đã từ chối tham gia bất kỳ một tổ chức quốc tế nào nhằm bảo đảm cho sự trung lập của mình.

Để đảm bảo an ninh vùng biên giới phía tây và tìm đường thông ra biển, Liên Xô đã đặt ra các yêu cầu đối với quốc gia nhỏ bé vùng Baltic này như sau:

Biên giới Phần Lan trên eo biể
n Karel phải lui về phía sau trên một cự ly đáng kể để đưa Leningrad ra khỏi tầm đại bác của đối phương (Phần Lan), tức là yêu cầu cắt đất đai của Phần Lan cho Liên Xô vô điều kiện.
Phần Lan phải nhượng lại một số đảo nhỏ của họ trên Vịnh Phần Lan
Liên Xô được thuê cảng Petsamo, cảng duy nhất không bị đóng băng của Phần Lan ở biển Bắc Cực và cảng Hango trên đường vào vịnh Phần Lan để Nga dùng làm căn cứ hải quân và không quân.
Phần Lan khước từ tất cả những yêu sách trên[7] vì họ cho rằng với việc Liên Xô kiểm soát các vịnh then chốt, an ninh quốc gia của họ bị đe dọa nghiêm trọng. Đây là một suy nghĩ hợp lý vì Liên Xô từng đề nghị ba nước Estonia, Latvia và Litva những yêu cầu tương tự năm 1939 và sau khi Liên Xô đưa quân vào ba nước này thì các chính phủ này đều bị lật đổ và các nước này đều bị sáp nhập vào Liên Xô.

Lực lượng:
Phần Lan
250.000 quân 30 tăng 130 phi cơ[1][2]
26.662 chết 39.886 bị thương1.0
00 bị bắt[5]

Liên Xô
1,000,000 quân 3.000 tăng 3.800 phi cơ[3][4]
126,875 chết hoặc mất tích 264.908 bị thương 5.600 bị bắt[6]

Đàm phán tan vỡ ngày 13 tháng 11, chính phủ Phần Lan bắt đầu tổng động viên. Ngày 28 tháng 11, Ngoại trưởng Liên Xô Vyacheslav Mikhailovich Molotov đơn phương hủy hiệp ước bất khả xâm phạm ký giữa Phần Lan và Liên Xô năm 1932 (có giá trị trong 10 năm) và quân Liên Xô tràn vào Phần Lan, chiến tranh bắt đầu.

Ngày 1 tháng 12 năm 1939, tại Terijoki, một chính quyền thân Liên Xô với tên gọi là "Cộng hòa Nhân dân Phần Lan" đã được thành lập[7] nhằm chuẩn bị cho việc tiếp quản Phần Lan sau khi Liên Xô ch
iếm trọn quốc gia này.

Ngày 3 tháng 12 năm 1939, Phần Lan đã yêu cầu Hội Quốc Liên ra tuyên bố lên án cuộc xâm lược của Liên Xô[7]. Các nước trong Hội Quốc Liên đã đồng ý giúp đỡ Phần Lan trang bị và kinh tế trong cuộc chiến này.
Trong cuộc chiến này Liên Xô gặp nhiều bất lợi, đội ngũ sĩ quan có kinh nghiệm đã bị Stalin triệt hạ gần hết trong cuộc đại thanh trừng, chỉ huy Liên Xô là Nguyên soái Kliment Yefremovich Voroshilov, một người nổi tiếng vì vai trò hỗ trợ đắc lực cho Stalin trong cuộc thanh trừng hơn là vì thành tích trên chiến trường. Quân Liên Xô cũng không có sư am tường về lãnh thổ Phần Lan và sự phối hợp chiến đấu giữa các đơn vị cũng thiếu hiệu quả.

Ngày 30 tháng 11 năm 1939, Hồng quân Liên Xô tấn công tám điểm dọc biên giới dài 1,000 dặm của Phần Lan và dùng không quân oanh tạc thủ đô Helsingfors. Ban đầu người Nga tấn công chủ yếu vào công
trình bố phòng trên biên giới Phần Lan ở eo biển Karel, bao gồm một vùng có công sự phòng ngự rộng khoảng 20 dặm chạy từ Bắc đến Nam. Tuy nhiên xe tăng Liên Xô thường xuyên vấp mìn của quân Phần lan cài lại nên nhiều chiếc bị phá huỷ mau chóng còn binh sĩ Liên Xô bị vướng rào kẽm gai trong phòng tuyến của đối phương nên phơi mình cho các ổ súng máy bố trí khéo léo trong rừng. Quân đội Phần Lan với số lượn
g ít ỏi, chỉ khoảng hơn 200.000, dựa vào địa hình quen thuộc đã chống trả quyết liệt. Họ chủ động rút lui nhử các binh đoàn Xô Viết với vũ khí hạng nặng vào sâu trong lãnh thổ. Khi quân Nga kéo sâu vào 30 dặm, người Phần Lan tổ chức phản công. Bị chặn lại tại các phòng tuyến Phần Lan được xây dựng trong rừng, ngày đêm bị tấn công dữ dội vào sườn, đường giao thông phía sau bị gián đoạn, các binh đoàn Nga bị cắt ra từng mảnh, rút lui về điểm xuất kích với tổn thất lớn.




Con đường chết Raate, xe tăng và binh sĩ Liên Xô bị quân Phần Lan phục kích và tiêu
diệt


Trong suốt tháng 12, gần 12 sư đoàn Liên Xô đồng loạt tấn công ồ ạt trên toàn tuyến phòng thủ Mannerheim thuộc eo biển Karel nhưng đều thất bại. Từ ngày 7 tháng 12 năm 1939 đến ngày 8 tháng 1 năm 1940 khoảng 45.000-50.000 quân Liên Xô có xe tăng yểm trợ tấn công mạnh 11.000 quân Phần Lan ở Suomussalmi, kết quả là 27.500 chiến sĩ Hồng quân chềt và 2.100 bị bắt làm tù binh để đổi lấy 900 quân Phần Lan. Đặc biệt là trong khoảng từ 4 tháng 1 đến 7 tháng 1 năm 1940, 6.000 quân Phần Lan phục kích một lực lượng Xô viết khoảng 25.000 quân trong một trận lớn trên đường Raate, quân Phần Lan có 250 người chết để đổi lấy 17.500 quân Xô viết chết hoặc mất tích và 1.300 tù binh. 2 sư đoàn 163 và 44 Bộ binh Liên Xô bị mất 86 xe tăng còn phía Phần Lan tịch thu làm chiến lợi phẩm 69 xe T-26 và 10 xe cơ giới các loại.[8] Tàn quân Liên Xô còn lại tháo chạy về hậu cứ.

Thống kê trong các chiến dịch này Phần Lan đã tịch thu 288 xe tăng và 35 xe cơ giới các loại của Liên Xô bao gồm T-26, BT-5 và BT-7. 167 chiếc đã được trang bị lại cho các đội xe tăng lúc này còn nhỏ bé của Phần Lan.[9]

Trong cuộc chiến này, người dân Phần Lan đã sáng chế ra 1 loại vũ khí đặc biệt là Cocktail Molotov (hàm ý căm ghét Molotov-Ngoại trưởng Liên Xô lúc đó) hay còn gọi là chai xăng để chống lại những xe tăng hạng nặng, xoay trở chậm chạp của Liên Xô đạt hiệu quả rất cao cũng như việc các binh sĩ Phần Lan mặc áo khoác trắng nguỵ trang trong tuyết để phục kích quân địch. Những kinh ngiệm này về sau đã được Liên Xô học lại trong Chiến tranh Xô-Đức dù chai xăng vì nhiều lý do đã không đạt hiệu suất tiêu diệt xe tăng Đức cao như những gì người Phần Lan đã làm với Liên Xô. Khi kết thúc cuộc chiến Hồng quân Liên Xô bị thiệt hại 2.268 xe tăng, tương đương 9,2% số xe tăng Liên Xô có được năm 1939.[10]

Ngoài những trận đánh trực diện, quân Phần Lan còn sử dụng các tay bắn tỉa, mà trong đó nổi tiếng nhất là Simo Hayha (Simo Häyhä) được quân Nga mệnh danh cho anh là Cái chết trắng (tiếng Nga: Белая Смерть, tiếng Anh: White Death, tiếng Phần Lan: Valkoinen kuolema). Sử dụng 1 khẩu súng trường Pystykorva, anh đã hạ hơn 200 quân địch. Khi được tặng 1 khẩu súng tiểu liên Suomi M-31 SMG, anh diệt được ít nhất 705 lính Liên Xô trong suốt cuộc chiến.

Tuy đạt được những thắng lợi ấn tượng nhưng Phần Lan không thể sánh lại ưu thế của Liên Xô về người và của. Trong khi chiến tranh làm hao tổn lực lượng Phần Lan không thể bù đắp thì Liên Xô dù thiệt hại nặng nhưng với 170 triệu dân so với 4 triệu của Phần Lan thì thiệt hại nhân mạng là không đáng kể. Ngay cả quân đội Xô viết với 7,2 triệu người năm 1939[11] cũng đã đông gần gấp 2 lần toàn bộ dân số Phần Lan
Đến tháng 2 năm sau, Hồng quân tập trung gom quân mở cuộc tấn công lớn tràn ngập eo biển kéo dài 42 ngày, kết hợp với những cuộc không kích lớn vào các nhà ga và các khu đầu mối đường sắt phía sau chiến tuyến. Sau nửa tháng chiến đấu, phòng tuyến bị phá vỡ. Ngày 12 tháng 3 năm
1940 quân Liên Xô đổ bộ 2 sư đoàn (1 sư đoàn Liên Xô khoảng 22.000-25.000 người) lên Petsamo để tấn công 3 đại đội (1 đại đội khoảng trên 100 người) của Phần Lan. Tuyến phòng thủ phía Bắc của quân Phần Lan bị chọc thủng, 3 đại đội quân Phần Lan phòng thủ ở đây bị tiêu diệt hoàn toàn. Ngày 12 tháng 3 năm 1940, Phần Lan đã phải chấp thuận các điều kiện ban đầu của Liên Xô.

Cuộc chiến kết thúc với thắng lợi của Liên Xô, dù bị thiệt hại nặng. Hội Quốc Liên đã phản đối quyết liệt cuộc tấn công này và với đa số phiếu tuyệt đối đã khai trừ Liên Xô ra khỏi tổ chức này[7].




Những lãnh thổ của Phần
Lan bị cắt cho Liên Xô


Sau khi chiến tranh kết thúc, trên phần đất chiếm được của Phần Lan, Liên Xô đã thành lập Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Xô viết Tự trị Karelia và sáp nhập vào Liên Xô do Otto Kusinen (một nhà chính trị Phần Lan lưu vong ở Liên Xô) lãnh đạo. Nhiều người dân ở đây đã bỏ chạy sang vùng lãnh thổ của chính phủ Phần Lan sau chiến tranh
Nhờ chiến thắng ở Phần Lan, Liên Xô đã có thể đoạt được các khu vực chiến lược nhằm củng cố phòng thủ đất nước và lấy thêm nhiều nhà máy, công trình của Phần Lan trên vùng đất mới Karelia.

Sau khi Liên Xô chiếm dải đất Karelia của Phần Lan đã gây ra sự căm phẫn trong dân chúng nước này, chính phủ Phần Lan đã từ bỏ chính sách trung lập và tham gia cùng với các lực lượng Đức tấn công Liên Xô trong Chiến tranh Xô-Đức năm 1941.

Tham khảo
▲ Pentti Virrankoski, Suomen Historia 2, 2001, ISBN 951-746-342-1, SKS
▲ Erkki Käkelä, Laguksen miehet, marskin nyrkki: Suomalainen panssariyhtymä 1941-1944, 1992, ISBN 952-90-3858-5, Panssarikilta
▲ Tomas Ries, Cold Will - The Defense of Finland, 1988, ISBN 0-08-033592-6, Potomac Books
▲ Ohto Manninen, Talvisodan salatut taustat, 1994, ISBN 952-90-5251-0, Kirjaneuvos, từ tư liệu giải mật của Liên Xô, Manninen tìm thấy 12 sư đoàn bộ binh trước đó chưa được biết đã được lệnh ra mặt trận Phần Lan
▲ Finnish Defence College, Talvisodan historia 4, tr.406, 1991, ISBN 951-0-17566-8, WSOY, Số binh sĩ bị chết bao gồm cả 3.671 người bị thương nặng đã chết trong vài năm sau chiến tranh mà chưa hề ra viện.
▲ G.F. Krivosheev, Soviet Casualties and Combat Losses in the Twentieth Century, 1997, ISBN 1-85367-280-7, Greenhill Books
▲ 7,0 7,1 7,2 7,3 Lê Văn Quang, Lịch sử Quan hệ Quốc tế 1919-1945
▲ Hughes-Wilson, Snow and Slaughter at Suomussalmi, pp. 49-50
▲ Muikku, Suomalaiset Panssarivaunut 1918–1997 p. 18
▲ Kantakoski, Punaiset panssarit - Puna-armeijan panssarijoukot 1918-1945p. 286
▲ Nguyễn Hiến Lê-Lịch sử Thế giới, cuốn IV

Nguồn lấy từ : http://vi.wikipedia.org/wiki/Chi%E1%BA%BFn_tranh_Li%C3%AAn_X%C3%B4-Ph%E1%BA%A7n_Lan_%281940%29

5 nhận xét:

Nặc danh nói...

MUON THANG BAN THAN PHAI CAN CO Y TRI..MUON THANG KE THU PHAI CAN SUC MANH.NAM DAM QUAN SU..

Nặc danh nói...

Cảm ơn bác vì đã cho anh em biết thêm về các chiến công anh dũng của bộ đội ta trong chiến tranh chống bon giặc tàu. Hy vọng rằng muôn đời sau dân tộc ta vẫn kiên cường trước bọn quỷ Tàu.

Nặc danh nói...

bọn giặt tàu phương bắc muôn đời không đánh thắng được chủ nghĩa dân tộc chủ nghĩa anh hùng của dân tộc việt nam ta. chúng ta cần phải có 1 trang sử hào hùng về trận điện biên phủ trên biển đông và biên giới phía bắc. cảm ơn tác giả bài viết

Nặc danh nói...

bon tau phuong bac la ke thu cua chung ta muon doi,chung luon muon chiem nuoc ta bang moi ja.nhung chung ta ko bao jo de dieu do xay ra!muon vay thi chung ta can phai chien thang ke giac lon nhat ............ do la giac doi!nhung ben canh do can phai ket hop suc manh dai doan ket toan dan.dan toc viet nam la mot dan tot anh hung!ko co j can buoc dc con duong vinh quang cua dan toc ta.hat vang dat nc viet nam ,con nguoi viet nam ,dan toc viet nam anh hung!toi yeu viet nam!

Nặc danh nói...

Its like you read my mind! You seem to know so much about this,
like you wrote the book in it or something. I think that you can do with some pics to drive
the message home a bit, but instead of that, this is wonderful blog.
A fantastic read. I'll certainly be back. dokładniejsze informacje znajdziesz tutaj, http://www.shahins2.com/index.php?do=/profile-9050/info/

Đăng nhận xét

Cám ơn bạn đã ghé coletuan.blogspot.com
- Bạn có ý kiến,góp ý hay bình luận gì vui lòng điền vào khung dưới đây và bấm vào "Đăng nhận xét", không cần đăng ký tài khoản vẫn có thể nhận xét được ( ở ô "Nhận xét với tư cách" bên dưới bạn chọn là "Ẩn danh" )
- Bạn có thể dùng các ký hiệu vui của yahoo để hiển thị biểu tượng cảm xúc trong nhận xét bằng cách gõ các ký hiệu :)) ;)) :(( .v.v.......

Nhận tin qua email của bạn

Nhập địa chỉ email của bạn:

 Subscribe in a reader